Một số văn bản, chính sách có hiệu lực từ ngày 01/7/2018

Thứ Tư, 11-07-2018 / 8:21:30 Sáng
1255 Lượt xem

Nhiều văn bản, chính sách, quy định mới quan trọng về kinh tế, xã hội sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2018, Quỹ tỉnh giới thiệu một số văn bản, chính sách nối bật sau:

1. Nghị định 97/2018/NĐ-CP

Từ 01/7/2018, Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, tăng tỷ lệ cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi (vốn vay) đối với UBND cấp tỉnh, cụ thể như sau:

– Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 10% lên 30% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương (NSTW) so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) từ 70% trở lên;

– Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 20% lên 40% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP từ 50% đến dưới 70%;

– Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 30% lên 50% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP dưới 50%;

– Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 50% lên 70% vốn vay đối với địa phương có điều tiết về NSTW ( trừ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh);

– Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 80% lên 100% vốn vay đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;

Nghị định 97/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 78/2010/NĐ-CP và Nghị định 52/2017/NĐ-CP ngày 28/4/42017.

2. Nghị định 93/2018/NĐ-CP

Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 93/2018/NĐ-CP về quản lý nợ của chính quyền địa phương(CQĐP).

Theo đó, CQĐP cấp tỉnh được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh và vay để trả nợ gốc các khoản vay của CQĐP.

Việc vay của chính quyền địa phương cấp tỉnh phải đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các nguyên tắt sau:

– Kế hoạch vay 05 năm, chương trình quản lý nợ 03 năm và kế hoạch vay hằng năm tối đa trong phạm vi trần do cấp có thẩm quyền thông báo và trong hạn mức dư nợ vay;

– Thực hiện vay hằng năm tối đa trong phạm vi tổng mức vay đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương;

– Vay bù đắp bội chi của NSĐP chỉ được dùng cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được HĐND cấp tỉnh quyết định;

– Các khoản vay chỉ thực hiện và hạch toán bằng đồng Việt Nam, trừ các khoản vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính Phủ;

CQĐP không được trực tiếp vay nước ngoài.

Nghị định 93/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018

3. Hướng dẫn tính mức lương mới của cán bộ, công chức từ 01/7/2018.

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 06/2018 /TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở cho đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, tổ chức, ĐVCS công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội.

Theo đó, cách tính lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức nhà nước từ ngày 01/7/2018 như sau:

– Mức lương = 1.390.000 đồng/ tháng x Hệ số lương hiện hưởng.

– Mức phụ cấp:

+ Các khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở = 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng.

+ Các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) = [mức lương + mức phụ cấp chức vụ (nếu có) + mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] X Tỷ lệ % phụ cấp.

+ Các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

– Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) = 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu.

3. Giảm giá dịch vụ khám bệnh BHYT.

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư số 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp.

Theo đó, mức giá khám bệnh BHYT tại các cơ sở y tế KCB (mức giá này bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) thay đổi như sau:

– Bệnh viện hạng đặc biệt, Hạng I 39.000 đồng/lượt xuống còn 33.100 đồng/lượt.

– Bệnh viện hạng II 35.000 đồng/lượt xuống còn 29.600 đồng/lượt.

– Bệnh viện hạng III 31.000 đồng/lượt xuống còn 26.200 đồng/lượt.

– Bệnh viện hạng IV 29.000 đồng/lượt xuống còn 23.300 đồng/lượt.

– Bổ sung mức giá khám chữa bệnh tại Trạm y tế xã là 23.300 đồng/lượt.

Thông tư số15/2018/TT-BYT thay thế Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015.

4. Phạt tối đa 2 tỷ nếu tổ chức cạnh tranh không lành mạnh.

Đây là nội dung nổi bật tại Luật cạnh tranh 2018 được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018.

Theo đó, đối với tổ chức vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ bị phạt với mức tối đa là 2.000.000.000 đồng.

Ngoài ra, nếu tổ chức có hành vị vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì sẽ phạt với mức sau:

– Phạt tối đa đối với vi phạm về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng.

Luật cạnh tranh 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.