Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2022 – 2023

Thứ Sáu, 26-08-2022 / 7:58:41 Sáng
662 Lượt xem

Sở Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Kế hoạch số 2736/KH-SNN về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2022 – 2023 trên cơ sở căn cứ Căn cứ Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 19/8/2022 của UBND tỉnh.

Xếp hạng PCI theo thời gian của Đắk Lắk.
Xếp hạng PCI theo thời gian của Đắk Lắk. (Ảnh chụp màn hình - Nguồn: pcivietnam)

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là phấn đấu góp phần đưa chỉ số PCI năm 2022 – 2023 của tỉnh đạt thứ hạng từ 20/63 trở lên.

Để thực hiện mục tiêu trên, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về việc tổ chức, triển khai thực hiện, bám sát mục tiêu kế hoạch để xây dựng kế hoạch nâng cao chỉ số PCI của đơn vị cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp, phân công theo dõi đánh giá thường xuyên việc thực hiện để đôn đốc thực hiện, đảm bảo đạt mục tiêu chung của Kế hoạch.

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Xây dựng kế hoạch nâng cao chỉ số PCI của đơn vị trên cơ sở bám sát các chỉ số thành phần được phân công để đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, chi tiết, theo sát thực tế lĩnh vực của đơn vị mình phụ trách.

2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; các kế hoạch của tỉnh về triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hàng năm; các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo và quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ và các cơ quan chuyên môn Trung ương để thích ứng trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh.

4. Chủ động cập nhật, nghiên cứu các cơ chế, chính sách của Trung ương để vận dụng triển khai hiệu quả trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách mới thực hiện các khâu đột phá và nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định, vận dụng vào điều kiện thực tế của tỉnh và từng cơ quan, đơn vị.

5. Tiếp tục cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo môi trường thông thoáng; đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích và thanh toán không dùng tiền mặt; tăng tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

6. Nâng cao nhận thức và hành động của công chức, viên chức, người lao động trong từng cơ quan, đơn vị về thực hiện chủ trương Chính quyền kiến tạo, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, tăng cường việc bồi dưỡng, tiếp tục thay đổi mạnh mẽ về thái độ, trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với phương châm “chuyên nghiệp – thân thiện – hỗ trợ nhiệt tình – đồng hành cùng doanh nghiệp và nhà đầu tư”; có biện pháp xử lý đối với các trường hợp gây nhũng nhiễu, tiêu cực.

7. Tăng cường tổ chức tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thường xuyên đổi mới, tăng độ mở của các Trang/Cổng thông tin điện tử của đơn vị, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong khai thác và tiếp cận thông tin theo quy định. Tăng cường trách nhiệm việc trả lời, phối hợp trả lời các kiến nghị, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp nhà đầu tư kịp thời, đảm bảo đúng trọng tâm. Thường xuyên rà soát, phát hiện những bất cập trong quy định pháp luật, các nội dung về những vấn đề bất cập hiện nay; kịp thời tham mưu, đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình thực tế.

8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước liên quan trực tiếp đến cung cấp dịch vụ công.

9. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Phải coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm hết sức quan trọng và là tiêu chí để căn cứ xếp loại thi đua, đánh giá tập thể, cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

10. Cải cách toàn diện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, tránh trùng lặp, chồng chéo; đảm bảo nguyên tắc không thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/doanh nghiệp/năm; giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, đặc biệt các đơn thư có liên quan đến doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng trong từng cơ quan đơn vị.

Phụ lục: Nhiệm vụ Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2022 – 2023

TTChỉ số thành phần/tiêu chí đánh giáĐiểm sốXếp hạng
INhóm chỉ số thành phần cần cải thiện mạnh điểm và thứ hạng  
1CSTP 1: Gia nhập thị trường>= 7.5< 25
1.1Tỷ lệ DN làm thủ tục ĐKDN qua phương thức mới (trực tuyến, TTPVHCC, bưu điện) (%)>=90% 
1.2Thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công khai (% DN Đồng ý)>90% 
1.3Hướng dẫn thủ tục rõ ràng, đầy đủ (% DN Đồng ý)>95% 
1.4Cán bộ tại  bộ phận Một cửa am hiểu về chuyên môn (% DN Đồng ý) >90% 
1.5Cán bộ tại bộ phận Một cửa nhiệt tình, thân thiện (% DN Đồng ý)>90% 
1.6Hướng dẫn thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện là rõ ràng, đầy đủ (%) – Biến mới năm 2021>90% 
1.7DN không gặp khó khăn gì khi thực hiện thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện (%) – Biến mới năm 2021>=70% 
1.8Quy trình giải quyết thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện đúng như văn bản quy định (% DN Đồng ý) –  Biến mới năm 2021>90% 
1.9Thời gian thực hiện thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện không kéo dài hơn so với văn bản quy định  (% DN đồng ý) – Biến mới năm 2021>90% 
1.10Chi phí cấp phép kinh doanh có điều kiện không vượt quá mức phí, lệ phí được quy định trong văn bản pháp luật (% DN Đồng ý) – Biến mới năm 2021>90% 
1.11Tỷ lệ DN phải hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do những khó khăn gặp phải khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh có điều kiện (%) – Biến mới năm 2021<=1% 
1.12Tỷ lệ DN phải chờ hơn 1 tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động (%)<5% 
1.13Tỷ lệ DN phải chờ hơn 3 tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động (%)<1% 
2CSTP 2: Tính minh bạch>= 6.5<=20
2.1Tiếp cận tài liệu quy hoạch (1=Không thể; 5=Rất dễ)>2.6 
2.2Tiếp cận tài liệu pháp lý (1=Không thể; 5=Rất dễ)>3.12 
2.3Minh bạch trong đấu thầu  (% Đồng ý)>55% 
2.4Tỷ lệ DN nhận được thông tin, văn bản sau khi đề nghị CQNN của tỉnh cung cấp (%)>65% 
2.5Số ngày chờ  đợi để nhận được thông tin, văn bản yêu cầu (trung vị)1 
2.6Thông tin trên website về các ưu đãi/khuyến khích/hỗ trợ đầu tư của tỉnh là hữu ích (% Đồng ý) – Biến mới năm 2021>=55% 
2.7Thông tin trên website về các quy định về TTHC là hữu ích (% Đồng ý) – Biến mới năm 2021>=87% 
2.8Cần có ‘mối quan hệ’ để có được các tài liệu của tỉnh (% quan trọng hoặc rất quan trọng)< 40% 
2.9Thông tin trên website về các văn bản điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh là hữu ích (% Đồng ý) – Biến mới năm 2021>=60% 
2.10Thông tin trên các website về các văn bản pháp luật của tỉnh là hữu ích (% Đồng ý) – Biến mới năm 2021>=70% 
3CSTP 3: Chi phí thời gian>7.7<=30
3.1Tỷ lệ DN dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện QĐPL<20% 
3.2CBCC giải quyết công việc hiệu quả (%)>85% 
3.3CBCC thân thiện (%)>85% 
3.4DN không phải đi lại nhiều lần đề lấy dấu và chữ ký hoàn tất thủ tục (% Đồng ý)>80% 
3.5Thủ tục giấy tờ đơn giản (%)>80% 
3.6Phí, lệ phí được niêm yết công khai (%)100% 
3.7Thời gian thực hiện TTHC được rút ngắn hơn so với quy định (%)>80% 
3.8Tỷ lệ DN nhận thấy cán bộ thanh, kiểm tra lợi dụng thực thi công vụ nhũng nhiễu doanh nghiệp (%)<= 10% 
4CSTP 4: Chi phí không chính thức>7<35
4.1Các DN cùng ngành thường phải trả thêm các khoản CPKCT (% Đồng ý)<20% 
4.2Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi trả CPKCT (% luôn luôn / thường xuyên)>65% 
4.3Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết TTHC cho DN là phổ biến (% Đồng ý)<10% 
4.4Các khoản CPKCT ở mức chấp nhận được (% Đồng ý)>90% 
4.5Tỷ lệ DN chi trả CPKCT cho cán bộ thanh, kiểm tra (%)<15% 
4.6Tỷ lệ DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại CPKCT (%)<5% 
4.7Tỷ lệ DN trả CPKCT khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện (%) – Biến mới năm 2021<10% 
4.8Chi trả CPKCT là điều bắt buộc để đảm bảo trúng thầu (% Đồng ý)/Chi trả “hoa hồng” là cần thiết để có cơ hội thắng thầu (% Đồng ý)<10% 
5CSTP 5: Tính năng động>=6.9<=30
5.1Vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo MTKD thuận lợi cho KTTN (%)>85% 
5.2Thái độ với khu vực KTTN là tích cực (%)>70% 
5.3Không thực hiện đúng chủ trương, chính sách của lãnh đạo tỉnh (% Đồng ý) – Điều chỉnh năm 2021<=27% 
5.4Phản ứng khi có điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản trung ương: “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “không làm gì” (% DN)<20% 
5.5Các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp tại tỉnh (% Đồng ý)>85% 
5.6Chủ trương của đơn vị đối với việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động là ổn định và nhất quán (% Đồng ý) – Biến mới năm 2021>=60% 
5.7Tỷ lệ DN tin tưởng rằng lãnh đạo đơn vị đã hành động để thực hiện các cam kết cải thiện môi trường kinh doanh của mình  – Biến mới năm 2021  >75% 
6CSTP 6: Đào tạo lao động> 6.5<26
IINhóm chỉ số thành phần tiếp tục cải thiện tăng điểm và thứ hạng  
1CSTP 7: Tiếp cận đất đai>7.7<=10
2CSTP 8: Cạnh tranh bình đẳng>7.2%<10
2.1Việc tỉnh ưu ái cho DN lớn (cả DNNN và tư nhân) gây khó khăn cho DN (% Đồng ý)<20% 
2.2“Hợp đồng, đất đai,… và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh” (% Đồng ý)<30% 
2.3Sự quan tâm của chính quyền tỉnh không phụ thuộc vào đóng góp của DN cho địa phương như số lao động sử dụng, số thuế phải nộp hoặc tài trợ/hỗ trợ khác (% Đồng ý) – Biến mới năm 2021>77% 
2.4TTHC nhanh chóng hơn là đặc quyền dành cho các DN lớn  (% Đồng ý) – Biến mới năm 2021<=15% 
2.5Dễ dàng có được các hợp đồng từ CQNN là đặc quyền dành cho các DN lớn  (% Đồng ý) – Biến mới năm 2021<=10% 
2.8Thuận lợi trong tiếp cận thông tin là đặc quyền dành cho các DN lớn (% Đồng ý) – Biến mới năm 2021<16% 
3CSTP 9: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp>7.5<=20
4CSTP 10: Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự>7.7<=10
4.1Tỷ lệ DN tin rằng cấp trên không bao che và sẽ nghiêm túc xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm (% Đồng ý)>55%