Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Thứ Tư, 09-03-2022 / 2:37:31 Sáng
413 Lượt xem

Nhằm triển khai sâu rộng, toàn diện, có hiệu quả các nội dung Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, ngày 25/02/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, để tuyên truyền phổ biến, cập nhật thông tin pháp luật, chính sách về bình đẳng giới; tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CCVC-LĐ) và các tầng lớp nhân dân về thực hiện bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, Kế hoạch đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:

– Phấn đấu đến năm 2025: Hằng năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các tổ chức, doanh nghiệp và người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về BĐG ít nhất 02 cuộc. 90% các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. 50% các nhóm đối tượng trong cộng đồng được nhận thức về BĐG (trẻ em, thanh thiếu niên, người cao tuổi…). 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm Bộ chỉ số về giới trong truyền thông. 90% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.

– Đến năm 2030: 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. 90% cơ quan truyền thông áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông. 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới. Phấn đấu đến năm 2030 nhận thức về BĐG của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10-15% so với năm 2025. Trên cơ sở sơ kết quả việc thực hiện Chương trình truyền thông về BĐG giai đoạn 2022-2025, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung (Mục tiêu) Kế hoạch giai đoạn 2026-2030. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông BĐG và đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương, địa phương và hệ thống thông tin cơ sở; tập trung khai thác, phát triển những lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông hiện đại.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chính, gồm: (1) Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và vào các đợt cao điểm hằng năm. (2) Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, ứng dụng công nghệ số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và nhân ngày Quốc tế phụ nữ (ngày 08/3 hằng năm), Ngày Quốc tế hạnh phúc (ngày 20/3 hằng năm), Ngày Gia đình Việt Nam (ngày 28/6 hằng năm); Tháng hành động về phòng chống bạo lực gia đình (tháng 6 hằng năm); Tháng hành động vì bình đẳng giới (từ ngày 15/11 – 15/12 hằng năm). Tổ chức chiến dịch truyền thông cao điểm ở các cấp trong Tháng hành động vì BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hàng năm. (3) Đầu tư trang thiết bị truyền thông, kinh phí tổ chức các hoạt động truyền thông; xây dựng mô hình truyền thông và tài liệu tuyên truyền phù hợp cho các đối tượng cần truyền thông. (4) Tăng cường công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và người 3 dân trên địa bàn tỉnh trong việc nhân rộng các mô hình truyền thông, câu lạc bộ về bình đẳng giới có hiệu quả; đặc biệt là vai trò của các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và những người có ảnh hưởng, uy tín trong xã hội. (5) Mở rộng công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, khu dân cư, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. (6) Xây dựng và triển khai áp dụng Bộ chỉ số về giới trong công tác truyền thông; nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, biên tập viên, người làm công tác truyền thông, cộng tác viên ở các ngành, các cấp và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. (7) Tăng cường truyền thông về luật pháp, chính sách và những thành tựu, kết quả về BĐG của Việt Nam cho các đối tác quốc tế; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về BĐG và các chính sách của Đảng và Nhà nước. (8) Điều tra, khảo sát, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch truyền thông về BĐG tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030; tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch./.

Phòng Truyền thông