Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy

Thứ Ba, 11-04-2023 / 2:05:53 Sáng
912 Lượt xem

Để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy đến các cấp, các ngành và nhân dân; ngày 10/4/2023, UBND tỉnh ban hành văn bản số 2895/UBND-NC chỉ đạo các sở, ban, ngành; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền sâu rộng và phối hợp triển khai cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy theo Kế hoạch số 113/KH-BCA-C04 ngày 09/3/2023 của Bộ Công an.

Chi tiết văn bản số 2895/UBND-NC xem tại đây; Kế hoạch 113/KH-BCA-C04 xem tại đây

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, qua đó nâng cao trách nhiệm, nhận thức, hiểu biết của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với công tác phòng, chống ma túy.

– Gắn nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; làm chuyển biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân khi thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu

– Việc tổ chức Cuộc thi bám sát định hướng thông tin, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội về công tác phòng, chống ma túy, nhất là mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp tại Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Công tác tổ chức Cuộc thi được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt; nội dung thi bảo đảm tính phổ thông, thiết thực, phù hợp với trình độ hiểu biết pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân, bám sát mục đích Cuộc thi.

– Cuộc thi được tổ chức trên tinh thần nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; thu hút đông đảo công dân Việt Nam trong nước và ở nước ngoài tham gia. Phần mềm, website trực tuyến phục vụ Cuộc thi hoạt động ổn định, hiệu quả, bảo đảm tối đa về an toàn, an ninh thông tin theo quy định pháp luật.

II. TÊN GỌI, ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

1. Tên gọi Cuộc thi

Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy.

2. Đối tượng dự thi

Đối tượng dự thi: Công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, người nước ngoài sinh sống, học tập và làm việc ở Việt Nam (trừ các thành viên trong Ban Tổ chức, Tổ Thư ký, Ban ra đề thi).

III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN TỔ CHỨC VÀ GIẢI THƯỞNG

1. Nội dung Cuộc thi: Tìm hiểu các quy định của Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm:

– Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14 ngày 30/3/2021 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Nghị định số 105 ngày 04/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy;

– Nghị định số 109 ngày 08/12/2021 của Chính phủ quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy;

– Nghị định số 116 ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

2. Hình thức thi

2.1. Thi trực tuyến

– Cuộc thi tổ chức trực tuyến trên website và đường link, banner trên cổng thông tin điện tử Bộ Công an, cổng thông tin điện tử các ban, bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã; trang thông tin điện tử Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và đặt đường link, banner, logo trên các cơ quan báo, đài trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Truyền hình Quốc hội… để thu hút thí sinh tham gia Cuộc thi.

– Thí sinh truy cập, đăng ký tham gia Cuộc thi và làm bài thi trực tuyến trên phần mềm, địa chỉ website của Ban Tổ chức (thiết kế tương thích, chạy được trên các thiết bị đa phương tiện: máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng chạy hệ điều hành Windows, Android, iOS…).

– Trình tự, các bước tham gia cuộc thi, thí sinh thực hiện theo Thể lệ do Ban Tổ chức công bố.

2.2. Thi viết

– Thí sinh dự thi độc lập (cá nhân) hoặc theo nhóm (đối đa không quá 05 người); ngôn ngữ trình bày bằng tiếng Việt; hình thức viết (viết tay, đánh máy hoặc bằng ngôn ngữ dưới định dạng dễ tiếp cận dành cho người khiếm thị).

– Thí sinh phải trả lời các câu hỏi do Ban Tổ chức công bố; có tư liệu, hình ảnh minh họa, phong phú, sinh động, phù hợp với nội dung, đầu tư công phu; có bố cục chặt chẽ, bám sát chủ đề; các thông tin trích dẫn đảm bảo tính chính xác và các quy định pháp luật khác có liên quan.

– Bài dự thi không mang nội dung truyền bá tư tưởng sai lệch về công tác phòng, chống ma túy. Bài dự thi không vi phạm bản quyền. Người dự thi đồng ý cho Ban Tổ chức công bố, sử dụng các bài dự thi để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm ma túy.

* Lưu ý: Thí sinh có thể tham gia đồng thời cả hai hình thức thi trực tuyến và thi viết.

3. Thời gian tổ chức Cuộc thi

Cuộc thi được tổ chức trong thời gian 03 tháng, bắt đầu từ 8h00 ngày 20/7/2023 đến 23h59 ngày 19/10/2023. Trong thời gian diễn ra Cuộc thi, Ban Tổ chức đồng thời tổ chức 03 vòng thi tháng trực tuyến trên website:

Vòng 1: Từ 8h00 ngày 20/7/2023 đến 23h59 ngày 19/8/2023;

Vòng 2: Từ 8h00 ngày 20/8/2023 đến 23h59 ngày 19/9/2023;

Vòng 3: Từ 8h00 ngày 20/9/2023 đến 23h59 ngày 19/10/2023.

4. Giải thưởng

4.1. Giải tập thể: Tổng kết Cuộc thi, Ban Tổ chức đề nghị Ban Chỉ đạo xét, trao giải tập thể cho tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; Công an các đơn vị, địa phương, với các mức như sau:

– 05 giải Nhất: Bằng khen của Bộ Công an, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 10 triệu đồng/giải.

– 15 giải Nhì: Bằng khen của Bộ Công an, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị 07 triệu đồng/giải.

– 25 giải Ba: Bằng khen của Bộ Công an, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 05 triệu đồng/giải.

4.2. Giải cá nhân hình thức thi viết: Căn cứ kết quả dự thi của thí sinh, Ban Tổ chức đề nghị Ban Chỉ đạo xét, trao giải cá nhân với các mức như sau:

– 01 giải Đặc biệt: Bằng khen của Bộ Công an, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 10 triệu đồng/giải.

– 05 giải Nhất: Bằng khen của Bộ Công an, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 06 triệu đồng/giải.

– 15 giải Nhì: Bằng khen của Bộ Công an, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 03 triệu đồng/giải.

– 20 giải Ba: Giấy khen của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 02 triệu đồng/giải.

– 30 giải Khuyến khích: Giấy khen của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 01 triệu đồng/giải.

4.3. Giải cá nhân hình thức thi trực tuyến: Căn cứ kết quả dự thi của thí sinh, Ban Tổ chức đề nghị Ban Chỉ đạo xét, trao giải cá nhân với các mức như sau:

* Giải cá nhân mỗi vòng thi trực tuyến (03 vòng) gồm:

– 03 giải Nhất: Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 05 triệu đồng/giải.

– 05 giải Nhì: Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 03 triệu đồng/giải.

– 10 giải Ba: Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 02 triệu đồng/giải.

– 15 giải Khuyến khích: Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 01 triệu đồng/giải.

* Giải cá nhân cuộc thi trực tuyến (giải chung cuộc):

– 01 giải Đặc biệt: Bằng khen của Bộ Công an, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 10 triệu đồng/giải.

– 05 gỉải Nhất: Bằng khen của Bộ Công an, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 06 triệu đồng/giải.

– 15 giải Nhì: Bằng khen của Bộ Công an, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 03 triệu đồng/giải.

– 20 giải Ba: Giấy khen của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 02 triệu đồng/giải.

– 30 giải Khuyến khích: Giấy khen của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 01 triệu đồng/giải.

4.4.20 giải phụ: Cúp lưu niệm và phần thưởng tiền mặt trị giá 500 nghìn đồng/giải.

5. Tăng giá trị giải thưởng

Căn cứ kết quả Cuộc thi và nguồn kinh phí, Ban Chỉ đạo Cuộc thi được xem xét, quyết định:

a) Tăng giá trị giải thưởng, quà tặng (hiện vật) của Cuộc thi cho các thí sinh, tập thể đạt giải.

b) Trao tặng Bằng khen, Cúp lưu niệm, Giải thưởng động viên cho một số trường hợp đặc biệt khác.

c) Giá trị giải thưởng và các vấn đề liên quan được thực hiện theo quy định của Thể lệ Cuộc thi do Ban Tổ chức công bố. Người nhận giải thưởng có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Nhà nước.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CUỘC THI

1. Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và đáp án Cuộc thi

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Học viện Cảnh sát nhân dân.

– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ Công an, Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp, Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Cục Truyền thông Công an nhân dân và cơ quan, đơn vị liên quan…

– Tiến độ thực hiện: Hoàn thành trong tháng 4/2023.

2. Thiết kế website, quản trị ứng dụng tổ chức Cuộc thi trực tuyến; thiết kế giao diện trên thiết bị điện thoại di động; bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tổ chức Cuộc thi thông suốt, ốn định, an toàn, bảo đảm an ninh thông tin và các vấn đề khác liên quan đến kỹ thuật cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Cuộc thi

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ Công an, Cục Công nghệ thông tin, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, các cơ quan, đơn vị có liên quan và các nhà thầu cung cấp thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm, dịch vụ.

– Tiến độ thực hiện: Hoàn thành các sản phẩm trong tháng 5/2023; tổ chức chạy thử nghiệm trong tháng 6/2023; bảo đảm ổn định, an toàn trong suốt quá trình diễn ra Cuộc thi.

3. Triển khai công tác thông tin, truyền thông về Cuộc thi sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng

a) Thiết kế, in ấn bộ nhận diện Cuộc thi; các băng zôn, pano, áp phích, tờ rơi và tài liệu tuyên truyền về Cuộc thi.

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

– Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan.

– Tiến độ thực hiện: Hoàn thành trong tháng 4/2023.

b) Thường xuyên thông tin tuyên truyền về Cuộc thi trên báo chí, đài và trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, trang thông tin điện tử Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Thực hiện các buổi tọa đàm ngắn, phim tài liệu, phóng sự, chương trình giao lưu khách mời trên sóng phát thanh, truyền hình, báo chí Trung ương và địa phương nhằm kêu gọi sự tham gia, hưởng ứng Cuộc thi của các tầng lớp nhân dân.

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị chức năng thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Văn phòng Bộ Công an, Cục Truyền thông Công an nhân dân, Cục Công tác đảng và công tác chính trị và các cơ quan báo, đài trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân.

– Tiến độ thực hiện: Trước, trong và sau Cuộc thi.

c) Tổ chức nhắn tin đến các thuê bao di động trong cả nước quảng bá về Cuộc thi nhằm đáp ứng yêu cầu về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy.

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng di động và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.

– Tiến độ thực hiện: Trong thời gian diễn ra Cuộc thi.

d) Tổ chức các chương trình giao lưu, tọa đàm, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông vận động học sinh, sinh viên tham gia hưởng ứng Cuộc thi.

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông.

– Tiến độ thực hiện: Trước và trong thời gian diễn ra Cuộc thi.

đ) Phối hợp đặt đường link, banner, logo Cuộc thi trên cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; UBND các tỉnh, thành phố/ quận, huyện, thị xã, cổng thông tin điện tử Quốc hội; Trang Thông tin điện tử Truyền hình Quốc hội Việt Nam; một số cơ quan báo chí trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân;

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

– Đơn vị phối hợp: Các ban, bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành, huyện, thị xã và các cơ quan báo chí trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân.

– Tiến độ thực hiện: Trước, trong quá trình diễn ra Cuộc thi.

4. Tổ chức họp báo phát động Cuộc thi

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ Công an, Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Cục Truyền thông CAND và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

– Tiến độ thực hiện: Trước 01 tuần diễn ra Cuộc thi.

5. Tổ chức vận hành cuộc thi; rà soát kết quả, xét giải thưởng

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ Công an, Cục Công nghệ thông tin, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp, Học viện Cảnh sát nhân dân và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin liên quan.

– Tiến độ thực hiện: Trong thời gian tổ chức và kết thúc Cuộc thi.

6. Tổ chức Lễ tổng kết và trao thưởng

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ Công an, Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Cục Truyền thông Công an nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

– Tiến độ thực hiện: Sau khi kết thúc cuộc thi 15 ngày.

7. Tổ chức các hoạt động vận động tài trợ cho Cuộc thi (Thư mời tài trợ’, ký kết thỏa thuận tài trợ’ và triển khai hoạt động liên quan Nhà tài trợ…)

– Đơn vị chủ trì: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

– Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước; các tổ chức, đối tác quốc tế có quan hệ phối hợp phòng, chống ma túy với Việt Nam.

– Thời gian thực hiện: Trước, trong và sau khi kết thúc Cuộc thi.

V. TỔ CHỨC THỤC HIỆN

1. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy: Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan và chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện theo các nội dung được phân công; xây dựng Ngân hàng câu hỏi, đáp án và Thể lệ Cuộc thi; tham mưu công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Cuộc thi; thông tin, truyền thông và thực hiện các hoạt động phát động, tổng kết Cuộc thi. Phối hợp với các nhà mạng di động nhắn tin quảng bá về Cuộc thi trên các đầu số di động nhằm đáp ứng yêu cầu về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy. Tổ chức trao giải thưởng các vòng thi tháng cho người đạt giải và đăng tải kết quả trên website của Cuộc thi; vận động tài trợ để tạo nguồn xã hội hóa để tăng giá trị giải thưởng; tổ chức in ấn, phát hành tài liệu phục vụ Cuộc thi.

2. Văn phòng Bộ Công an, Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Cục Truyền thông Công an nhân dân: phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tham mưu giúp Bộ Công an phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ban, bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân tổ chức, phát động, hưởng ứng, tham gia Cuộc thi; phối hợp thực hiện vận động, thu hút các nguồn lực xã hội ủng hộ Cuộc thi và các nhiệm vụ khác theo phân công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Học viện Cảnh sát nhân dân, Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp: Phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy xây dựng ngân hàng câu hỏi, đáp án. Tổ chức vận hành cuộc thi; rà soát kết quả, xét giải thưởng cho các tập thể, cá nhân.

4. Cục Công nghệ thông tin, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm các điều kiện kỹ thuật, an toàn, an ninh thông tin và các vấn đề khác có liên quan phục vụ tổ chức Cuộc thi; phối hợp trong quá trình vận hành Cuộc thi trực tuyến.

5. Cục Truyền thông Công an nhân dân: Phối họp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy chủ động tổ chức thông tin, tuyên truyền về Cuộc thi trên các ấn phẩm (báo in, kênh thông tin điện tử, truyền hình) một cách rộng rãi, cập nhật thông tin đến đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân.

6. Cục Kế hoạch và tài chính: Thẩm định, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt dự toán kinh phí để triển khai các nhiệm vụ theo phân công tại Kế hoạch này và hướng dẫn thanh quyết toán theo quy định.

7. Bộ Công an trân trọng đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị ngoài Công an nhân dân quan tâm chỉ đạo, phối họp triển khai Cuộc thi đến các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin của cơ quan, đơn vị; tổ chức cho cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia Cuộc thi.

8. Công an các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, tích cực phổ biến, quán triệt, phát động hưởng ứng Cuộc thi tới cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn./.

Phượng Vĩ- Phòng Truyền thông