Kế hoạch bổ sung các chỉ tiêu, nhiệm vụ Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2023

Thứ Hai, 15-05-2023 / 12:31:07 Sáng
457 Lượt xem

Ngày 11/05/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về việc bổ sung các chỉ tiêu, nhiệm vụ Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2023    

Kế hoạch số 75/KH-UBND xem tại đây

Kế hoạch đề ta mục đích nhằm thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các Chương trình, Chiến lược quốc gia về phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, tập trung thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

Dữ liệu số: Ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục.

Ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm danh mục dữ liệu mở, kế hoạch công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý và mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch, cung cấp lần đầu dữ liệu mở theo kế hoạch.

Triển khai phân hệ kho tài liệu điện tử cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức gắn liền với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Đắk Lắk (hệ thống iGate).

100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch hành động nâng cao năng lực phát triển và quản trị dữ liệu thuộc phạm vi quản lý.

100% các trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được đánh giá an toàn thông tin và gán nhãn tín nhiệm mạng.

Chính quyền số: 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến. – Phấn đấu 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Phấn đấu 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa, trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến.

Phấn đấu trên 20% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai trợ lý ảo phục vụ hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức và phụ vụ người dân.

Phấn đấu trên 30% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai kết nối với hệ thống thông tin của đối tượng quản lý để thu thập dữ liệu trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Kinh tế số: Phấn đấu 100% UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số thuộc phạm vi quản lý; các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp tổ chức thực hiện.

Tổ chức triển khai kế hoạch hành động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý.

Trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận dùng thử các nền tảng chuyển đổi số, trên 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên sử dụng các nền tảng chuyển đổi số.

Xã hội số – Phấn đấu tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh trên 70%.

Phấn đấu tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử trên 30%.

Phấn đấu tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa trên 30%.

Phấn đấu tỷ lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử trên 60%.

An toàn, an ninh mạng:  100% máy tính của các cơ quan nhà nước được cài đặt phần mềm Chống mã độc và quản lý tập trung.

100% các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có cán bộ là thành viên đội ứng cứu sự cố mạng máy tính tỉnh, có kỹ năng xử lý các sự cố phù hợp yêu cầu.

Phượng Vĩ, phòng Truyền thông