Một số tài liệu tham khảo liên quan đến chi trả DVMTR do Quỹ BVPTR Việt Nam cung cấp

Thứ Năm, 03-06-2021 / 7:45:11 Sáng
631 Lượt xem

Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam phối hợp với Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam xây dựng và ban hành một số tài liệu, hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Lắk thông báo danh mục các tài liệu này:

1. Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề án truyền thông thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tài liệu này hướng dẫn cách xây dựng một đề án truyền thông thay đổi hành vi, có thể áp dụng cho một tổ chức, một đơn vị, hay một cộng đồng nào đó. Quy mô của đề án truyền thông có thể ở cấp độ nhỏ như một hoạt động, một nhóm hoạt động, hay một đợt truyền thông, cho đến lớn hơn như kế hoạch truyền thông 1 năm, 5 năm hay chiến lược truyền thông dài hạn hơn.

Chi tiết xem tại đây

2. Sổ tay hướng dẫn trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua giao dịch điện tử, bưu điện

Cuốn sổ tay cung cấp hướng dẫn cơ bản nhất cho các địa phương áp dụng thực hiện trả tiền dịch vụ môi trường rừng dưới hình thức điện tử thông qua ứng dụng công nghệ thông tin (ViettelPay) và Bưu điện. Từ đó, giúp làm tăng tính minh bạch, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong quá trình trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng; Góp phần giúp người dân tiếp cận các dịch vụ thanh toán qua giao dịch điện tử trong quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng; Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý và các bên liên quan trong việc giám sát thực hiện trả tiền dịch vụ môi trường rừng thông qua cộng cụ điện tử hoặc bưu điện.

Chi tiết xem tại đây

3. Sổ tay hướng dẫn kiểm tra, giám sát đánh giá dịch vụ môi trường rừng cho hệ thống Quỹ

Cuốn sổ tay cung cấp các hướng dẫn và khuyến nghị phục vụ việc kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nội dung sổ tay giúp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các cấp định hướng được sự cần thiết, quy trình, xác định các vấn đề quan trọng trong khi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng như phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, sai phạm trong quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định, đánh giá hiệu quả của chính sách đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, tác động đối với kinh tế xã hội và nhận thức của người dân, qua đó góp nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong những giai đoạn tiếp theo.

Chi tiết xem tại đây

4. Sổ tay hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại thôn/bản

Cuốn sổ tay giúp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh, chủ rừng là tổ chức, cộng đồng có một hướng dẫn cơ bản nhất về xây dựng quy chế quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng cho cộng đồng trên cơ sở có sự tham gia của người dân và tự nguyện; với mục tiêu biết cách sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng hiệu quả hơn để cải thiện chất lượng rừng gắn với phát triển sinh kế, đồng thời, góp phần giúp tăng tính minh bạch, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại các cộng đồng.

Chi tiết xem tại đây

5. Đề án truyền thông thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025

Từ việc tìm hiểu thực trạng tại một số địa phương tại Lâm Đồng cho thấy rằng, người dân và các bên liên quan còn thiếu kiến thức về bảo vệ môi trường rừng, chưa được tiếp cận cụ thể, tường tận về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Và Đề án truyền thông thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được đề xuất thực hiện giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 nhằm góp phần đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức và thúc đẩy các điều kiện hỗ trợ cho người dân và các bên liên quan trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, gồm:

(i) Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền các cấp, các bên liên quan về chi trả dịch vụ môi trường rừng và bảo vệ và phát triển rừng;

(ii) Thúc đẩy sự phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, nâng cao công tác bảo vệ và phát triển rừng;

  (iii) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ giúp thay đổi và duy trì hành vi bảo vệ và phát triển rừng (trong đó có thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng làm động lực cho sự thay đổi).

Kỳ vọng rằng, đề án truyền thông tổng thể sẽ giúp người dân, cộng đồng sống gần rừng, các hộ nhận khoán rừng và các bên liên quan có đầy đủ kiến thức về chi trả dịch vụ môi trường rừng, cùng quan tâm, có hành động tích cực và chủ động trong việc bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả tại tỉnh Lâm Đồng.

Chi tiết xem tại đây

6. Chia sẻ kinh nghiệm “Thực hiện rà soát, điều chỉnh, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La”

Thực hiện giao đất lâm nghiệp rõ ràng, chính xác tạo tiền đề rất quan trọng để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nói riêng và quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả nói chung.

Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác, hoàn thành rà soát, điều chỉnh, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp cho 51 cộng đồng và 1.637 chủ rừng là hộ gia đình tại 5 xã của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

Đây là những tín hiệu tích cực, mở ra một cách tiếp cận đảm bảo sự tham gia của các bên. Hi vọng rằng từ mô hình này, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La và các địa phương khác có thể nhân rộng và cải thiện công tác rà soát cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp trong tương lai.

Chi tiết xem tại đây

7. Báo cáo chuyên đề “Đề xuất sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định, hướng dẫn nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng và phát triển chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2021-2030 ở Việt Nam”.

Chi tiết xem tại đây

8. Báo cáo chuyên đề “Tổng kết 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2020 và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030”.

Chi tiết xem tại đây

9. Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất điều chỉnh cơ chế phân bổ tiền dịch vụ môi trường rừng giữa các địa phương trong lưu vực sông”Chi tiết xem tại đây

Phòng Truyền thông