Một số văn bản, chính sách, quy định mới quan trọng

Thứ Năm, 12-07-2018 / 8:45:00 Sáng
1197 Lượt xem

Quỹ tỉnh tiếp tục giới thiệu một số văn bản, chính sách nối bật sau:

Thông tư 56/2018/TT-BTC

Ngày 25/6/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 56/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, bộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá mức tác động môi trường.

Theo đó, trường hợp do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định thì thực hiện mức thu phí được thực hiện theo Biểu mức thu phí tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 56.

Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.

Tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Thông tư 56/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/2018.

 

Nghị định 91/2018/NĐ-CP

Ngày 26/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

Theo đó, hạn mức bảo lãnh Chính phủ được quy định như sau:

– Đối với doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh trong một giai đoạn 05 năm, hàng năm.

– Bộ Tài chính chủ trì xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

– Đối với hạn mức bảo lãnh 05 năm: doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh 05 năm tiếp theo phải đề xuất với Bộ Tài chính trước ngày 30/6 năm thứ năm của giai đoạn trước.

– Đối với hạn mức bảo lãnh hằng năm: doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có nhu cầu được cấp bảo lãnh trong năm kế hoạch, gửi văn bản đăng ký cho Bộ Tài chính trước ngày 30/6 của năm liền kề trước đó.

Nghị định 91/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật liên quan đến quy hoạch

Ngày 15/6/2018, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật liên quan đến quy hoạch. Theo đó, sửa đổi các điều khoản sau:

– Điều 4, 62, 63, 64, 65 Luật An toàn thực phẩm

– Điều 18, 24, 69 Luật Công chứng

– Điều 10, 104 Luật dược

– Điều 20, 21, 33, 35 Luật đầu tư

– Điều 5, 12, 18, 21, 34, 40,46, 47,50,57,96 Luật Đầu tư công

– Điều 8, 9, 10 Luật Điện lực

– Điều 6, 10, 49, 63 Luật Hóa chất

– Điều 10, 11, 16, 22 Luật Khoa học & Công nghệ

– Điều 4 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

– Điều 6 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

– Điều 5, 7, 45, 57, 74, 79, 82 Luật trẻ em

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật liên quan đến quy hoạch có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

 

Luật đo đạc và bản đồ 2018

Luật đo đạc và bản đồ 2018 được quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2018 tại Kỳ họp thứ 5.

Theo đó, quy định đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ phải được thể hiện chính xác trên sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.

Đối với khu vực chưa có bản đồ chuẩn biên giới quốc gia, tổ chức, cá nhân phải sử dụng bản đồ chuẩn biên giới quốc gia hoặc bản đồ biên giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp.

Trường hợp đường biên giới quốc gia chưa được phân định, việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên các loại bản đồ sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Bên cạnh hoạt động  đo đạc và bản đồ cơ bản, Luật này còn quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành, đơn cử:

– Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành.

– Đo đạc và bản đồ quốc phòng.

– Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.

– Thành lập bản đồ hành chính.

– Đo đạc, thành lập hải đồ…

Luật đo đạc và bản đồ 2018 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.