Từ ngày 01/7/2022, triển khai hóa đơn điện tử trong các giao dịch, thanh toán trên địa bàn tỉnh

Thứ Năm, 31-03-2022 / 7:48:59 Sáng
483 Lượt xem

Ngày 13/6/2019, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Quản lý thuế (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020), trong đó, có nội dung quy định về hóa đơn, chứng từ và cho thời gian chuẩn bị trong 02 năm, bắt buộc áp dụng từ ngày 01/7/2022.

Theo đó, từ ngày 01/7/2022, hóa đơn giấy sẽ không còn hiệu lực, thay vào đó là áp dụng hóa đơn điện tử kể đối với toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh (trừ một số trường hợp không đủ điều kiện theo quy định); đồng thời, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng trước ngày 01/07/2022.

Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi số quôc gia nói chung, xây dựng chính quyền điện tử tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng; là một trong các điều kiện thuận lợi hình thành nền kinh tế số; thay đổi phương thức quản lý thuế ngày càng hiện đại; tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội và cơ quan Thuế, hơn hết hóa đơn điện tử góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn như lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên, làm giả hóa đơn, lập hóa đơn sai thời điểm để gian lận, trốn thuế.

Để người nộp thuế và người dân thực hiện kịp thời chính sách và được hưởng tính ưu việt của chính sách đã ban hành, ngày 11/3/2022, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 04/CT-UBND về việc triển khai hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tại Chỉ thị 04, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực tổ chức triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cụ thể như sau:  

– Cục Thuế tỉnh chủ trì tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tỉnh Đắk Lắk và Tổ thường trực thuộc Ban Chỉ đạo triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tỉnh Đắk Lắk theo đúng quy định; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài, tổ chức truyền thông trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền kịp thời lợi ích của việc thực hiện hóa đơn điện tử và những nội dung mới của hóa đơn điện tử theo quy định; rà soát, phân loại đối tượng sử dụng các loại hóa đơn điện tử theo quy định để thông báo đến từng đơn vị các nội dung ngay từ ngày bắt đầu triển khai thực hiện; chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan Thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử; rà soát và thông báo đến các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh về việc triển khai hóa đơn điện tử để các tổ chức chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng được việc cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho khách hàng theo quy định; tổ chức tập huấn cho người nộp thuế và cán bộ thuế quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC để đảm bảo triển khai thực hiện hóa đơn điện tử có kết quả; thành lập Trung tâm điều hành triển khai và công bố đường dây nóng tại Cục Thuế tỉnh, các Chi cục Thuế để tiếp nhận, hỗ trợ người nộp thuế triển khai hóa đơn điện tử. Thường xuyên rà soát, nắm bắt các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và trong thời gian đầu thực hiện hóa đơn điện tử để kịp thời xử lý ngay các vướng mắc phát sinh tại địa phương; báo cáo, tham mưu UBND tỉnh, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính xem xét, tháo gỡ kịp thời đối với nội dung vượt thẩm quyền.

– Sở Kế hoach và Đầu tư: phối hợp với Cục Thuế tỉnh tuyên truyền về việc triển khai hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật; thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký việc sử dụng hóa đon điện tử khi đăng ký thành lập mới doanh nghiệp.

– Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Báo Đắk Lắk: phối hợp với Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật về thương mại, chính sách, pháp luật về thuế; chú trọng tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và lợi ích mang lại khi sử dụng hóa đơn điện tử, tuyên truyền vận động người nộp thuế thực hiện văn minh thương mại (mua, bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc; nâng cao uy tín của hộ kinh doanh; kê khai trung thực và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước …); kịp thời tuyên truyền nêu gương, nhân rộng mô hình các địa phương, đơn vị triển khai tốt hóa đơn điện tử.

– Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk, Cục Hải quan Đắk Lắk, Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải: tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng hóa đơn đối với hàng hóa trên khâu lưu thông, nguồn gốc của hàng hóa dịch vụ mua vào của người nộp thuế, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp mua, bán, sử dụng hóa đơn không hợp pháp; chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết để sẵn sàng thực hiện việc kết nối, tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật ngay sau khi triển khai hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh; cảnh báo các phương thức, thủ đoạn mới trong việc phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm trốn thuế, thu lợi bất chính hoặc gây thất thu cho ngân sách nhà nước để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan lực lượng.

– Kho bạc nhà nước tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp trong công tác kiểm soát thủ tục chi thường xuyên và chi đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác, kịp thời thông báo đến cơ quan Thuế đồng cấp các đơn vị còn sử dụng hóa đơn giấy kể từ thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; tuyên truyền vận động các đơn vị thanh toán vốn ngân sách nhà nước áp dụng hóa đơn điện tử và chấp hành đúng các quy định hiện hành về hóa đơn điện tử.

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk: Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trực thuộc thực hiện kết nối giao dịch thanh toán với hệ thông Kho bạc Nhà nước thông suốt

puttygen.net/

, thuận tiện, hiệu quả; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; mở tài khoản chuyên thu tại cơ quan Kho bạc đồng thời với việc thực hiện việc đăng ký, sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định.

– Người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh: thực hiện chuyển đổi việc sử dụng hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử đúng thời hạn theo thông báo của cơ quan Thuế; thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan Thuế đúng quy định; chấp hành nghiêm túc những quy định mới về hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC; kịp thời phản ảnh mọi khó khăn vướng mắc trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử để cơ quan Thuế và các cơ quan có liên quan phối họp hỗ trợ cùng giải quyết.

– UBND các huyện, thị xã, thành phố: trên cơ sở các thành phần chủ yếu của Ban chỉ đạo chống thất thu NSNN tại các huyện, thị xã, thành phố để thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ thường trực triển khai hoá đơn điện tử, đồng thời, ban hành Kế hoạch thực hiện tại địa phương nhằm đảm bảo thực hiện triển khai hóa đơn điện tử theo đúng lộ trình đề ra; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp có hiệu quả với Chi cục Thuế trong quá trình thực hiện triển khai hóa đơn điện tử. Qua đó, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao (theo quy định tại Thông tư số 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn); thường xuyên quan tâm, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh tại địa bàn khi tổ chức triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP./.

Phòng Truyền thông