Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023

Thứ Ba, 03-10-2023 / 6:50:27 Sáng
430 Lượt xem

Nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về các sự kiện đến với người dân, doanh nghiệp, du khách trong nước và nước ngoài; Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch (từ ngày 27/9-03/10/2023) và Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc (từ ngày 05-09/10/2023) với các nội dung cụ thể như sau:

 I – TUẦN VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH NĂM 2023

         1. Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch năm 2023 và đón Bằng Chứng nhận  danh  hiệu Công  viên địa  chất  toàn  cầu UNESCO sau kỳ tái  thẩm định lần một

         Thời  gian:  Từ 20h00 -21h30 (90 phút) ngày  30/9/2023.

         Địa điểm: Khuôn viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành phố Cao Bằng.

         Nội dung: Tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch năm 2023. Tổ chức Lễ đón nhận Chứng nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sau kỳ tái thẩm định lần một.

         2. Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc -Việt Bắc lần thứ 28 năm 2023

         Thời gian: Từ ngày 27/9/2023 -02/10/2023.

         Địa điểm: Trung tâm  Hội  nghị tỉnh Cao Bằng; km5 phường Đề Thám,  thành  phố Cao Bằng.

         Nội dung: Triển lãm những tác  phẩm Mỹ thuật có chất lượng, phản ánh  những giá trị vãn hóa truyền thống  tốt đẹp, những thành tựu kinh tế-xã hội  của quê hương, đất nước của 15 tỉnh, thành, đồng thời  góp  phần  quảng  bá,  phát  triển du lịch  tỉnh Cao Bằng. Tổ chức Tọa đàm chuyên môn với chủ đề “Mỹ thuật khu vực Tây Bắc – Việt Bắc trong đời sống mỹ thuật đương đại” nhằm đánh giá chất lượng  nghệ thuật các tác phẩm tham dự Triển lãm.

         3. Triển lãm ảnh “Sắc màu Non nước Cao Bằng”

         Thời gian: Ngày 29/9 -03/10/2023.

         Địa điếm: Phổ đi bộ Kim Đồng, thành phố Cao Bằng.

         Nội dung: Tổ chức Triển lãm Ảnh “Sắc màu Non nước Cao Bằng”.

         4. Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể

         Thời gian: Từ ngày 30/9/2023 -03/10/2023.

         Địa điểm: Thành phố Cao Bằng.

         Nội dung: Trình  diễn  một  số di  sản văn hóa phi vật  thểtrên địa bàn tỉnh  Cao Bằng (di sản Then, nghệ thuật chế tác đàn tính, Tuồng cổ Dá Hai, múa lân).

         5. Trưng bày, giới  thiệu  các  sản  phẩm OCOP, đặc  sản đặc trưng địa phương và  trình diễn chế biến các món ăn

         Thời gian: Từngày 30/9 đến ngày 03/10/2023.

         Địa điểm: Phố đi bộ Kim Đồng, thành phố Cao Bằng.

         Nội dung: Tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc  sản đặc trưng địa phương và trình diễn chế biến các món ăn.

         6. Biểu diễn tiết mục dân vũ với sự tham gia của 2.000 người tại phố đi bộ Kim Đồng (Mặc trang phục dân  tộc)

         Thời  gian: Ngày  30/9/2023.

         Địa điểm: Phố đi bộ Kim Đồng, thành phố Cao Bằng.

         Nội dung:  Biểu diễn tiết mục dân vũ với  sựtham  gia của 2.000 người.

         7. Một số hoạt động giao lưu, thi đấu  thể thao

         – Giải Quần vợt  các Câu  lạc bộ quốc gia năm 2023

         + Thời gian: Từ 01/10 – 03/10/2023.

         + Địa điểm: Các sân quần vợt trên địa bàn thành phố Cao Bằng.

         -Trình diễn dù lượn “Bay trên miền Non nước” năm 2023

         + Thời gian:  Từ30/9 đến ngày 01/10/2023.

         + Địa điểm: Thành phố Cao Bằng.

         – Giải Lày cỏ thành phố Cao Bằng năm 2023

         + Thời gian: Ngày30/9/2023.

         + Địa điểm: Phố đi bộ Kim Đồng, Thành phố Cao Bằng.

         – Giải Bóng bàn mở rộng lần thứ III thành phố Cao Bằng năm 2023

         + Thời  gian:  Từngày 29/9 đến ngày  01/10/2023.

         + Địa điểm: Nhà thi đấu thành phố Cao Bằng.

         II – LỄ HỘI DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC

         1. Chủ đề: “Về miền Non nước”.

         2. Thời gian: Từ ngày 05 -09/10/2023.

         3. Địa điểm: Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

         4. Các nội dung chính: Lễ rước nước cầu Quốc thái Dân an, mưa thuận, gió hòa; Chương  trình  khai mạc  Lễhội  du  lịch  thác  Bản  Giốc; trưng  bày,  giới  thiệu  sản vật, đặc  sản, ẩm thực;  triển  lãm ảnh “Vẻ đẹp  miền Non nước”; Các hoạt động  thểthao, trò  chơi dân  gian; Chương trình “Hát then – Đàn tính với sự tham gia  1.000 người”; Tuần lễ trải nghiệm vườn dẻ.

         Giới thiệu sơ lược về Thác Bản Giốc: Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước, là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.

         Tổng quan về thác: Theo quan điểm của Trung Quốc thì thác chính và thác phụ là hai thác riêng biệt, thác chính (Đức Thiên) có chiều rộng 100 m, độ sâu 60 m và độ cao là 70 m. Theo quan điểm của phía Việt Nam, thác Bản Giốc bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m. Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung.

         Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil – Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia – Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã thì thác Bản Giốc là thác xuyên quốc gia lớn thứ hai trên thế giới. Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

anh tin bai

Về Du lịch: Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng, từng được Tạp chí Địa lý Quốc gia Trung Quốc bình chọn là một trong sáu thác nước đẹp nhất Trung Quốc vào năm 2005. Ngoài ra, Nhân dân Nhật báo và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng đã đánh giá thác Bản Giốc là một trong mười thác nước đẹp nhất Trung Quốc. Thác Bản Giốc cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc. Ngoài giá trị du lịch và nghệ thuật, thác cũng có tiềm năng thủy điện. Ngoài ra, tại Việt Nam, cũng có nhận định cho rằng thác Bản Giốc là thác nước đẹp nhất của quốc gia. Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch của tỉnh Cao Bằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 người đến thăm Bản Giốc, còn phía Trung Quốc đón gần 1 triệu lượt người.

Thắng cảnh văn hóa: Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc – ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt xây dựng. Tháng 6/2013, Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công tại núi Phia nằm cách thác Bản Giốc 500m. Các hạng mục của chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc như Tam quan chùa, lầu tượng Bồ Tát, Tam bảo, nhà tổ… được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam. Tại đây còn có đền thờ vị anh hùng Nùng Trí Cao – một nhân vật, biểu tượng Văn hoá thế kỷ XI tại Cao Bằng. Công trình được xây dựng trên diện tích 2 ha với kinh phí khoảng 38 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam huy động, các tập đoàn và các nhà hảo tâm đóng góp và tài trợ.

anh tin bai

Thủy lưu: Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn. Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thủy, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thủy, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh. Lòng sông ở đó đột ngột trụt xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc. Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước. Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân thác là mặt sông rộng với hai bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng. Cách thác khoảng hơn 5 km có động Ngườm Ngao, dài 3 km.

         Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp – Thanh xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi. Phía thượng nguồn theo đường sông Quây Sơn cỡ 4,5 km đã xây dựng Thủy điện Bản Rạ 22°51′35″B 106°41′14″Đ, công suất lắp máy 18 MW với 3 tổ máy, hoàn thành tháng 4/2012. Thủy điện chặn dòng ở bản Rạ và trả nước về sông ở bản Gun, bỏ lại chừng 3 km sông mất nước.

Quỹ BV&PTR tỉnh

Nguồn: caobang.gov.vn