UBND tỉnh Đắk Lắk vừa phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện các nội dung của Đề án theo quy định; định kỳ, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Tổng vốn thực hiện đề án từ nay đến năm 2035 là 175.700 triệu đồng, trong đó: Giai đoạn 2021 – 2025: 69.350 triệu đồng; Giai đoạn 2026 – 2035: 105.350 triệu đồng.
Đề án gồm có 5 phần tập trung phân tích, đánh giá vị trí, vai trò, lợi thế của du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; Đánh giá hiện trạng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp giai đoạn 2016-2020; Phân tích, đánh giá thị trường khách du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Đánh giá khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới so với yêu cầu phát triển…; Đánh giá hiện trạng mối liên kết phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với việc xây dựng nông thôn mới; Đánh giá Chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Đánh giá các khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, giá trị di tích lịch sử…. kết hợp phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp; Đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch khu vực nông thôn (kỹ năng làm du lịch của nông dân); Phân tích, đánh giá các yếu tố phát triển kinh tế – xã hội khác của tỉnh và của tiểu vùng tác động đến phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp cũng như cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đề án cũng đưa ra định hướng phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới gắn với mỗi xã một sản phẩm; Định hướng tổ chức mô hình quản lý các sản phẩm du lịch du lịch sinh thái nông nghiệp; Phát triển nguồn nhân lựcdu lịch khu vực nông thôn: Trang bị kỹ năng làm du lịch cho nông dân; Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, gồm: Giải pháp về cơ chế, chính sách sách hỗ trợ cho đầu tƣ phát triển du lịch nông thôn; Giải pháp huy động và phân bổ vốn thực hiện đề án; Giải pháp về đất đai; Giải pháp về đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm du lịch nông nghiệp; Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn; Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn; Giải pháp về môi trường; Giải pháp về tổ chức thực hiện Đề án.
Phòng Truyền thông
Nguồn: CTTĐT tỉnh